Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật Sagi Bio1 để xử lý mùi trong không khí chuồng nuôi bò thịt hộ gia đình

Chế phẩm vi sinh vật Sagi Bio1 được sản xuất từ các chủng vi khuẩn Bacillussubtilis, Lacbacillus brevis, nấm men Sacharomyces cerevisiae và xạ khuẩn Streptomyces được sử dụng để phun vào nền chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi bò nhằm hạn chế sự phát sinh mùi trong quá trình chăn nuôi.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo số liệu thống kê của Cục chăn nuôi, Bộ NNPTNT, tính đến ngày 1.10.2017, tổng đàn bỏ của cả nước là 5654901 con,  trong đó, có 301649 bò sữa và còn lại là bò thịt, vớisản lượng thịt hơi cung cấp cho thị trường là 321666 tấn [1]. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng về số lượng bò nuôi, thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chăn nuôi bò càng cao nếu không có biện pháp xử lý phù hợp. Trong các loài vật nuôi chủ lực hiện nay, thì bò nuôi có khối lượng chất thải hàng ngày là nhiều nhất;tính trung bình, mỗi ngày một con bò thải ra môi trường hàng chục kg chất thải rắn và lỏng. Hiện nay ở Việt Nam, chỉ có một số doanh nghiệp lớn như tập đoàn Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai là đầu tư xây dựng được các khu xử lí chất thải, nước thải tập trung dành cho trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Trong khi đó, đa phần đàn bò của cả nước hiện nay đang nuôi theo mô hình nông hộ với quy mô từ vài con đến vài chục con/hộ là chủ yếu. Các giải pháp xử lý chất thải từ chăn nuôi bò quy mô hộ gia đình là tách chất thải rắn và nước thải. Nước thải sẽ qua các bể biogas để xử lý, còn chất thải rắn sẽ sử dụng làm phân bón.Việc nghiên cứu sử dụng các chế phẩm vi sinh vật để giảm thiểu phát sinh mùi từ quá trình chăn nuôi đã và đang được triển khai khá rộng rãi ở Việt Nam.Tuy nhiên, chăn nuôi bò quy mô nông hộ phần lớn nằm xen kẽ trong cụm dân cư nên gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư [2]. Để tìm giải pháp xử lý mùi phù hợp cho các hộ chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội đã giao cho Viện Công nghệ môi thực hiện nhiệm vụ ”Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi bò tại huyện Gia Lâm, Hà NộiDưới đây là một phần kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

– Sử dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio1 được sản xuất từ các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis, vi khuẩn Lactobacillus plantarum, xạ khuẩn Streptomyces sp. và nấm men Saccharomyces cerevisiea, mật độ vi sinh vật của từng chủng đạt ≥108 CFU/ ml.[3]

–  Lựa chọn 6 hộ nuôi bò thịt tại Lệ Chi, Gia lâm, Hà Nội có qui mô từ 15-20 con/ hộ, với diện tích chuồng nuôi khoảng 70- 100m2/ chuồng để thí nghiệm trong đó 03 hộ sử dụng làm đối chứng (ĐC1, ĐC2, ĐC3) và 03 hộ thí nghiệm (TN1, TN2, TN3),sử dụng  chế phẩm Sagi Bio1 phun vào khu vực chuồng nuôi với tần suất 1lần/ngày, phun sau  khi  dọn chuồng loại bỏ chất thải rắn ra khỏi chuồng nuôi với liều lượng  chế phẩm Sagi Bio1 sử dụng là 1 lít chế phẩm cho 30m2.

Hình 1. Quy trình sử dụng chế phẩm Sagi Bio 1 xử lý mùi chuồng nuôi bò thịt

2.2. Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp lấy mẫu không khí và xác định NH3  và H2S

Phương pháp lấy mẫu và phân tích khí H2S và NH3 trong không khí được thực hiện theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 676-2006 [5] và 10TCN 677-2006 [6] của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thônVị trí lấy mẫu khí là điểm giữa của chuồng nuôi và 4 điểm ở 4 góc chuồng… Tần suất lấy mẫu: 1 lần/ngày vào cuối ngày. Mẫu khí được bảo quản lạnh, vận chuyển về phân tích tại Viện Công nghệ môi trường.

– Phương pháp phân tích vi sinh vật:Tổng E.colitổng Salmonella theo TCVN 4829:2005[8].

– Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu đều được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Excel và các phần mềm xử lý thông kê thông dụng khác.

III.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Diễn biến nồng độ H2S trong không khí chuồng nuôi bò thịt theo thời gian  

Nồng độ trung bình củaH2S trong không khí ở các chuồng ĐC đều cao hơn ở các chuồng TN và tăng liên tục theo gian thử nghiệm,  đạt cao nhất gần 7,5 ppm, vượt ngưỡng cho phép,trong khi đó, ở các chuồng TN sử dụng chế phẩm Sagi Bio1 thì nồng độ tăng trong 4 ngày đầu, đạt cao nhất 3,5 ppm, sau đó giảm dần theo thời gian thử nghiệm. Số liệu cao nhất vẫn thấp hơn ngưỡng cho phép theo QCVN 01 – 15: 2010/BNNPTNT là 5 ppm (Hình 2).

Hình 2. Diễn biến nồng độ H2S trong không khí trong khu vực chuồng nuôi bò thịt SA’>Nồng độ  trung bình củaH2S trong không 

3.2. Diễn biến nồng độ NH3 trong không khí chuồng nuôi bò thịt theo thời gian

Nồng độ NH3 ở mẫu đối chứng tăng theo thời gian thử nghiệm và đạt cao nhất ở ngày thứ 7 18ppm, trong khi đó, nồng độ NH3 ở các chuồng TN tăng trong 2 -3 ngày đầu, sau đó giảm dần và duy trì ở nồng độ thấp khoảng 4,5-5ppm cho đến ngày cuối cùng của chu kỳ thử nghiệm, và nằm dưới ngưỡng cho phép theo QCVN 01 – 15: 2010/BNNPTNT, NH3≤ 10ppm [4].

Hình 3. Diễn biến nồng độ NH3 trong không khí chuồng nuôi bò thịt

3.3. Diễn biến mật độ vi khuẩn E.coli và Salmonella trong chất thải rắn của chuồng nuôi bò thịt theo thời gian

Để đánh giá hiệu quả xử lý mùi từ chăn nuôi bò thịt  của chế phẩm Sagi Bio1, sau khi bổ sung vào chuồng nuôi, chúng tôi tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu mật độ của của nhóm vi khuẩn vi sinh vật gây bệnh. Các kết quả phân tích được sự biến động của nhóm vi khuẩn E.coli và Salmonella trong mẫu chất thải rắn được thể hiện ở  Bảng 1 và 2.

Bảng 1 cho thấy, mật độ vi khuẩn E.coli trong chất thải rắn ở các chuồng ĐC tăng theo thời gian thử nghiệm, trong khi đó, ở các chuồng TN mật độ của chúng tăng chậm hơn so với các chuồng ĐC trong 3 ngày đầu, sau đó,hầu như không tăng và duy trì ở mức khoảng 103CFU/g. Sự giảm mật độ của E.coli trong các mẫu TN là do các chủng vi sinh vật hữu ích trong chế phẩm Sagi Bio1 đã cạnh tranh dinh dưỡng và ức chế sự sinh trưởnglên vi khuẩn E.coli Sự giảm mật độ củaE.coli trong chất thải sẽ làm cho quá trình chuyển hoá protein thành NH3  chậm hơn, do vậy nồng độ khí NH3 sinh ra sẽ ít hơn.

Ở Bảng 2 cho thấy, mật độ vi khuẩn Salmonella ở mẫu ĐC tăng theo thời gian thử nghiệm, trong khi đó,ởcác mẫu TN,mật độ của chúng giảm dần và sau 3 ngày thử nghiệm thì không còn xuất hiện. Việc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Salmonella trong chất thải chăn nuôi bò có ý nghĩa rất lớn đối với việc phòng trừ dịch bệnh tiêu chảy ở vật nuôi, làm giảm chi phí, tăng hiệu quả chăn nuôi cũng như hiệu quả kinh tế cho các trang trại. Sự giảm mật độ của vi khuẩn Salmonella trong chất thải sẽ làm giảm sự phát sinh khí H2S trong quá trình chăn nuôi, làm giảm mùi hôi thối,  . Theo 1 số tài liệu đã công bố thì phần lớn các chủng vi khuẩn thuộc chi Salmonella khi  phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh sẽ sinh khí H2S, do vậy khi mật độ Salmonella  giảm sẽ làm cho quá trình phân huỷ diễn ra chậm hơn sẽ làm giảm nồng độ khí H2S.

IV. KẾT LUẬN

Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý mùi trong chăn nuôi bò thịt quy mô nông hộ của chế phẩm vi sinh vật Sagi Bio1 cho phép rút ra những kết luận sau đây:

– Chế phẩm vi sinh Sagi Bio1 có tác dụng làm giảm phát sinh mùi trong không khí chuồng nuôi sau 2-3 ngày sử dụng.Nồng độ khí NH3, H2S trong không khí chuồngsau 1 tuần sử dụng giảm tới 70 – 80% so với không sử dụng chế phẩm.

– Chế phẩm vi sinh Sagi Bio1 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh như E.coli và Salmonellamật độ của chúng trong chất thải  rắngiảm mạnh sau 2-3 ngày sử dụng: vi khuẩn E.coli giảm từ 104 – 105MPN/g xuống còn khoảng 103 CFU/g và vi khuẩn Salmonella hầu như không còn phát hiện được vào những ngày cuối của thí nghiệm.

– Kết quả theo dõi đánh giá cảm quan hàng ngày cũng nhận thấy mùi hôi thối, ruồi nhặng trong khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh giảm đáng kể sau khi sử dụng chế phẩm Sagi Bio1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo Thông kê chăn nuôi Việt Nam 01/10/2017, Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT.

[2]. Trần Viết Cường(2014),Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi nông hộ, Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ, Bộ NN và PTNT.

[3]. Tăng Thị Chính(2015), Xây dựng mô hình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh hữu ích để xử lý mùi trong chuồng trại chăn nuôi gia cầm, Báocáotổngkếtđề tài cấp VAST, mã số : VAST/NSNT.01/13-14, Việnkhoahọcvà côngnghệ Việtnam.

[4]. QCVN 01 – 15: 2010/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.

[5]. TCN 676 – 2006 quy trình xác định Hydrosulfua trong không khí chuồng nuôi, Bộ NNPTNT.

[6]. TCN 677 – 2006 Quy trình xác định khí Amoniac trong không khí chuồng nuôi, Bộ NNPTNT.

[7]. TCVN 9976:2013: Định lượng E.coli bằng phương pháp sử dụng đĩa đệm Petrifilm.

[8]. TCVN 4829:2005: Phương pháp phát hiện Salmonellatrên đĩa thạch.

Tăng Thị Chính, Đặng Thị Mai Anh, Phùng Đức Hiếu, Nguyễn Minh Thư, Nguyễn Sỹ Nguyên

Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

 

(Nguồn tin: Vnniosh.vn)